Trang tin Công nghệ, Gaming và Giải Trí tổng hợp

Tech

Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

tv oled cua samsung duoc trang bi lop phu dac biet 1

Khi chọn mua TV, chúng ta sẽ bị rơi vào ma trận các từ ngữ như HDR, 120Hz, HDMI 2.1,… Trong số những từ ngữ mà bạn dễ bị hoa mắt nhất, chắc chắn xuất hiện 2 từ “QLED” và “OLED”. Chúng thậm chí còn dễ nhầm lẫn với từ còn lại bởi chỉ cách nhau có 1 chữ cái.

Samsung đặt nhiều TV cao cấp của mình dưới cái tên “QLED” và trong năm 2024, dòng sản phẩm của họ có các mẫu Neo QLED, The Frame, The Serif và Sero. Ngoài Samsung còn có TCL cũng sản xuất TV QLED.

Đối nghịch là OLED có sự tham gia của LG và Sony. Bản thân Samsung mới đây cũng ra mắt TV OLED của riêng mình – tức là bán cùng lúc cả 2. Thành ra, chuyện bạn nhầm lẫn giữa 2 công nghệ này là bình thường.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

TV OLED khác biệt gì so với “QLED”?

Vậy sự khác biệt giữa OLED và “QLED” là gì? Nếu bạn chỉ muốn tìm câu trả lời về chất lượng hình ảnh thì đương nhiên là OLED. Trong các bài so sánh trực tiếp, Sản phẩm “QLED” không bao giờ có thể bắt kịp OLED.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản là TV OLED chiến thắng, bạn cũng cần biết chúng khác biệt như thế nào để chọn mua chính xác hoặc đưa ra lời khuyên cho bạn bè và người thân.

Tóm tắt nhanh:

OLED là viết tắt cho “organic light-emitting diode,” 1 công nghệ màn hình phát quang dựa trên chất hữu cơ.

“QLED” được Samsung giải thích là “quantum dot LED TV” tức “TV LED” bổ sung chấm lượng tử.

OLED là 1 công nghệ hoàn toàn khác với LCD, tuy nhiên, “QLED” chỉ có ý nghĩa marketing và thực chất nó vẫn sử dụng công nghệ LCD. Mọi chiếc “TV QLED” mà bạn nghe đang dùng màn hình LCD được thêm 1 vào màng nhựa chứa đầy các chấm lượng tử.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

Cấu tạo TV QD-LCD, ánh sáng từ đèn nền LED đi qua tấm film chấm lượng tử (QD Sheet) rồi mới tới lớp tinh thể lỏng (LCD)

Về mặt kỹ thuật, bạn có thể gọi “TV QLED” là QD-LCD để phân biệt với OLED. Hiện nay, Samsung và Sony đã ra mắt 1 dòng TV OLED sử dụng màn hình QD-OLED, tức màn hình OLED (loại Blue OLED) thêm vào lớp chấm lượng tử. Loại này cũng được gọi là QD-OLED.

Giờ thì đã dễ hiểu chưa nào? TV OLED là loại màn hình phát quang nên sở hữu điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng, gần đây xuất hiện công nghệ mới QD-OLED sử dụng thêm chấm lượng tử.

Trong khi TV LCD phải truyền dẫn ánh sáng từ đèn nền LED qua lớp tinh thể lỏng đến bộ lọc màu, ngay cả “QLED” thực chất cũng là QD-LCD mà thôi, vẫn có đèn nền và bộ lọc màu như TV LCD khác.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

Ở OLED, cấu tạo không có lớp tinh thể lỏng hay đèn nền

Chấm lượng tử

Trên cả TV 2 loại QD-OLED và QD-LCD “QLED”, chấm lượng tử đều hiện diện. Vậy chúng là gì?

Đó là các hạt phân tử bé tí xíu, có đặc tính phát quang dựa vào ánh sáng hoặc điện năng. Loại phát quang điện thì chưa được thương mại hóa mà mới chỉ có các nguyên mẫu trình diễn, ví dụ ở CES 2024 mới đây có gian hàng Sharp trưng bày 1 cái.

Phổ biến hơn cả là cách khai thác phát quang quang tức cho ánh sáng nguồn chiếu vào để chấm lượng tử phát ra ánh sáng có màu sắc khác. Ánh sáng nguồn ở QD-OLED có từ diode hữu cơ còn QD-LCD là diode vô cơ, điểm chung của cả 2 loại nguồn sáng này là đều chiếu ra ánh sáng xanh dương.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

TV QD-LCD đầu tiên trên thế giới là chiếc W900A có giá từ 3.300 USD

Trong TV QD-LCD “QLED”, hạt chấm lượng tử được đặt vào tấm film nhựa chắn trước hệ thống đèn nền LED. Hãng đầu tiên ra mắt TV LCD có chấm lượng tử là Sony từ năm 2013, ngoài ra còn có Asus và Amazon ra các sản phẩm khác sử dụng công nghệ màn hình này. Samsung bắt đầu sử dụng từ năm 2015 và đến 2017 thì marketing bằng cái tên “QLED”. Một số hãng khác cũng có TV QD-LCD nhưng không dùng cái tên này. Bởi vì “QLED” chỉ có ý nghĩa marketing, họ có thể chọn 1 cái tên khác dù công nghệ vẫn là QD-LCD như Samsung.

Chấm lượng tử ứng dụng phát quang quang không làm thay đổi bản chất tấm nền, nếu nó là LCD thì vẫn là LCD và OLED thì vẫn là OLED. Cả QD-LCD và QD-OLED đều chỉ là biến thể bổ sung chấm lượng tử của LCD và OLED mà thôi. Không đồng nghĩa bạn có thể gộp chung QD-LCD và QD-OLED vào làm 1 chỉ vì chúng đều có chấm lượng tử. Quan trọng nhất, đã là TV LCD thì vẫn cần có đèn nền LED, lớp tinh thể lỏng và bộ lọc màu. Còn OLED thì không có đèn nền và lớp tinh thể lỏng mà điểm ảnh hữu cơ tự phát sáng, tự tắt để có màu đen.

So sánh QD-LCD “QLED” và OLED

– OLED chiến thắng về tương phản và màu đen

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

TV OLED không có lớp đèn nền LCD nên thường rất mỏng

Như đã giải thích ở trên, dù có chấm lượng tử hay không thì LCD và OLED vẫn là bản thân chúng. Chính vì thế, TV OLED dễ dàng chiến thắng QD-LCD về 2 khía cạnh màu đen và độ tương phản, nhờ vào cơ chế điểm ảnh bật/tắt chủ động.

Điểm ảnh tắt hoàn toàn tạo ra màu đen sâu hoàn hảo, trong khi điểm ảnh bên cạnh phát sáng tự nhiên không ảnh hưởng gì. Kết quả là chúng ta có độ tương phản vô hạn mà LCD khó sánh kịp. Ngay cả những mẫu LCD cao cấp nhất có làm mờ cục bộ cũng không thể bằng.

– QD-LCD sáng hơn

Đây vốn là lợi thế của công nghệ LCD so với OLED, khi có thêm chấm lượng tử lại càng đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Nếu bạn thắc mắc độ sáng cao hơn có tác dụng gì thì nó sẽ ý nghĩa trong 1 căn phòng sáng sủa, nhiều nguồn sáng phức tạp. Ngoài ra khi phát video HDR, độ sáng cao là 1 lợi thế.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

Công nghệ MLA trên LG G3 giúp tăng độ sáng

Dù vậy, cải tiến gần đây của OLED bao gồm công nghệ vi thấu kính MLA hay bổ sung chấm lượng tử giúp TV OLED tăng cường độ sáng đáng kể. Đặc biệt, Panasonic và Sony còn đưa ra thêm 1 đột phá khác là thiết kế hệ thống tản nhiệt kim loại, càng giúp đẩy độ sáng màn hình OLED lên cao hơn.

Do vậy, mặc dù độ sáng của OLED vẫn kém hơn LCD nhưng trong hầu hết điều kiện sử dụng thực tế, vẫn đủ đáp ứng nhu cầu. Trong khi màu đen và độ tương phản vẫn là lợi thế không thể bị xóa bỏ, giúp TV OLED có hình ảnh HDR tốt hơn về mặt tổng thể. Đừng nghĩ QD-LCD có độ sáng cao hơn đã đủ đánh bật OLED.

– OLED có góc nhìn tốt hơn

LCD sẽ bị mờ và giảm tương phản, màu sắc thay đổi khi thay đổi góc nhìn. Vị trí tốt nhất để xem TV LCD bao giờ cũng là chính giữa. Còn OLED có độ đồng đều gần như hoàn hảo, duy trì màu sắc và tương phản nhất quán từ mọi góc độ, ngoại trừ những góc xiên quá hẹp.

Nên mua TV OLED hay QLED? Công nghệ OLED khác biệt gì với QLED?

TV OLED bị burn-in nếu chiếu đi chiếu lại 1 đoạn video

– Burn-in

Hiện tượng burn-in là 1 nỗi lo của công nghệ OLED. Bạn chắc chắn đã nghe rất báo cáo hoặc phản ánh của người dùng smartphone màn hình OLED rằng thanh trạng thái bị burn-in, đôi khi là lưới icon hoặc thanh điều hướng,… Vậy với TV OLED thì sao?

Trong điều kiện sử dụng tại các hộ gia đình, hầu như rất khó xảy ra burn-in. Bởi chúng ta thay đổi nội dung khi xem liên tục, giảm thiểu nguy cơ burn-in xuống thấp nhất. Ngoài ra, các nhà sản xuất đều có 1 số biện pháp phần mềm để phòng tránh.

Chỉ trong trường hợp bạn mua 1 chiếc TV trưng bày đã hoạt động nhiều giờ trước đó, trình chiếu lặp đi lặp lại những video quảng cáo nhất định, nó có thể bị burn-in. Hiển nhiên chẳng ai trong chúng ta lại bật cố định nội dung lặp đi lặp lại như vậy.

Kết luận

Hiện tại, OLED đang thống trị về chất lượng hình ảnh so với QD-LCD “QLED”. Trừ khi bạn không đủ tiền, còn không thì chẳng có lí do gì để không chọn OLED.

Nguồn: https://vnreview.vn/thread/nen-mua-tv-oled-hay-qled-cong-nghe-oled-khac-biet-gi-voi-qled.633318697996464